Chăm Sóc Răng Miệng

[?] Tìm Hiểu Kiến Thức Về Bệnh Nhiệt Miệng?

Mặc dù là một loại bệnh lý không nghiêm trọng và cũng không gây nguy hiểm gì cho người bệnh, nhưng sự khó chịu cũng như việc tái phát nhiều lần luôn làm cho bệnh nhân cảm thấy rất phiền phức. Với bài viết này, chúng ta hãy cũng tìm hiểu rõ hơn về bệnh nhiệt miệng, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nhé.

[?] Tìm Hiểu Kiến Thức Về Bệnh Nhiệt Miệng?

1. Bệnh nhiệt miệng là gì?


Bệnh nhiệt miệng là một căn bệnh răng miệng phổ biến. Theo thống kê, trên thế giới có tới hơn 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng và trong số chúng ta, dù ít nhưng ai cũng từng bị nhiệt miệng một vài lần trong đời.

Bệnh nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng là hiện tượng viêm loét xảy ra ở lưỡi, lợi hay bên trong thành má với đặc trưng là một mụn nhỏ hay một đốm trắng trong màng nhầy gây sưng, đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi ăn uống hoặc nói chuyện.

[?] Tìm Hiểu Kiến Thức Về Bệnh Nhiệt Miệng?
(Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra ở môi, lưỡi)

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, bệnh có thể tự khỏi trong một thời gian và không để lại sẹo hay di chứng. Tuy nhiên nếu nhiệt miệng quá nặng và không chữa trị kịp thời cũng có thể gây nhiễm trùng và sốt cao.

2. Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng


Nguyên nhân chính xác của bệnh nhiệt miệng chưa được biết rõ, nhưng sự thiếu hụt vitamin B12, sắt, axit folic, thể chất chấn thương, đột ngột giảm cân, dị ứng thức ăn, phản ứng của hệ miễn dịch có thể góp phần vào sự phát triển của chúng.

Chấn thương vùng miệng là nguyên nhân phổ biến nhất, trầy xước do bàn chải đánh răng, rách với thực phẩm sắc hoặc mài mòn (như bánh mì nướng, khoai tây chiên hay đồ vật khác), do răng vô tình cắn phải (đặc biệt là phổ biến với hàm răng nanh sắc)…

[?] Tìm Hiểu Kiến Thức Về Bệnh Nhiệt Miệng?
(Chấn thương vùng miệng là nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiệt miệng)

Các yếu tố khác, như là chất kích thích hóa học hoặc thương tích nhiệt cũng có thể dẫn đến sự phát triển của vết loét. Ngoài ra, bệnh nhiệt miệng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như ung thư, HIV…

»» Có thể bạn chưa biết: Nên Ăn Gì Khi Bị Nhiệt Miệng Để Nhanh Khỏi Bệnh

3. Dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng


Bệnh nhiệt miệng có biểu hiện ban đầu là những vết loét nhỏ trong niêm mạc miệng, cổ họng, sau đó có thể bội nhiễm làm vết loét rộng ra, có thể có mủ, gây đau rát, ăn uống không ngon, thậm chí mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.

[?] Tìm Hiểu Kiến Thức Về Bệnh Nhiệt Miệng?
(Khi bị nhiệt miệng sẽ cảm thấy đau rát khi ăn uống)

Lâu dần, bệnh xuất hiện những mụn nước nhỏ dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn. Nơi xuất hiện các vết loét thường ở mặt trong của má, lợi, đầu lưỡi, vòm họng...

Khi không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.

[?] Tìm Hiểu Kiến Thức Về Bệnh Nhiệt Miệng?
(Dễ bị sốt nếu vết loét bị viêm tấy nặng)

4. Cách điều trị bệnh nhiệt miệng


Trong hầu hết các trường hợp bệnh nhiệt miệng, vết loét sẽ tự khỏi không cần bất kỳ cách điều trị nào, tuy nhiên các bạn vẫn có thể tham khảo thêm một số cách điều trị dưới đây để bệnh có thể nhanh khỏi hơn:

✓ Uống vitamin C liều cao, Vitamin A, B2 giúp tái tạo niêm mạc giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

✓ Không sử dụng nước đá lạnh. Sau khi ăn xong súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.

✓ Chế độ ăn nên uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn; ăn nhạt, tránh các thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, gừng…

[?] Tìm Hiểu Kiến Thức Về Bệnh Nhiệt Miệng?
(Nên uống nhiều nước)

✓ Ăn các loại thịt như cá nước ngọt, vịt, ngan…tránh ăn thịt chó, thịt gà,…các loại mắm.

✓ Sử dụng gel bôi nhiệt miệng chứa thành phần Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị những vết loét cục bộ trong miệng, nhiễm khuẩn, viêm quanh chân răng, phòng ngừa viêm lợi,…

[?] Tìm Hiểu Kiến Thức Về Bệnh Nhiệt Miệng?
(Sử dụng gel trị bệnh để bôi)

Với những thông tin trên đây về bệnh nhiệt miệng, chúng tôi hy vọng các bạn có thể bổ sung thêm cho mình những kiến thức cần thiết nhằm giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh và những cách điều trị khi cần thiết.

»» Bài viết liên quan: Những Loại Rau Trong Bếp Có Thể Đánh Bay Nhiệt Miệng

Các tin khác