Trẻ Em

Sai Lầm Khi Nấu Cháo Cho Bé Mà Hầu Hết Chị Em Mắc Phải

Cháo hay bột ăn dặm là những món ăn được tất cả chị em quan tâm khi bé đã được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến cháo cho trẻ đúng cách.

Sai Lầm Khi Nấu Cháo Cho Bé -1

Sai Lầm Khi Nấu Cháo Cho Bé Mà Hầu Hết Chị Em Mắc Phải

Sau đây là những sai lầm khi chế biến cháo cho con ăn dặm mà hầu hết các chị em đầu mắc phải.

Nấu một lần, ăn cả ngày

Do công việc bận rộn và không có nhiều thời gian, không ít chị em thường có thói quen nấu cháo vào sáng sớm và cho trẻ ăn trong ngày. Đây là một thói quen không tốt cần loại bỏ. Vì ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Cho vào tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại.

Do đó, trước khi cho bé ăn lại, mẹ nên đun sôi cháo. Hoặc cách tốt nhất là mẹ chỉ nên nấu cháo trắng, cho vào trong ngăn mát tủ lạnh. Khi nấu thì sẽ lấy ra từng phần nhỏ, chế biến cùng với các loại thịt và rau củ phù hợp. Khi đó, bé vừa được thưởng thức những bữa cháo nóng hổi, ngon miệng, vừa không gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

Đun gạo với nước lạnh

Một sai lầm nữa mà hầu hết mọi người đều gặp phải là cho gạo cùng với nước lạnh để nấu cháo. Trong khi chờ nước sôi thì các chất dinh dưỡng trong hạt gạo sẽ bị hoàn tan, hạt gạo sẽ bị trương lên. Mẹ hãy sử dụng nước nóng để nấu cháo. Khi đó, sẽ bảo quản được các chất dinh dưỡng và sẽ có được bữa cháo thơm ngon, nóng sốt.

Thực Phẩm Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ -3

Chỉ cho con ăn nước hầm xương

Chuẩn bị một ít xương ống hay sườn non, thịt để nấu nước hầm cho con là điều mà tất cả các chị em đều làm. Tuy nhiên, khi dùng nước hầm này để nấu cháo, chị em lại bỏ hoàn toàn phần xương, thịt, vì cho rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.

Nhưng trên thực tế, nước hầm từ xương chỉ có tác dụng trong việc mang lại vị ngọt, mùi thơm cho cháo mẹ nấu, nhưng chứa rất rất ít đạm và canxi. Các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ đều nằm trong thịt, xương. Do đó, nếu bỏ đi thì thật sự chị em đã làm lãng phí một lượng dinh dưỡng khá lớn.

Bên cạnh đấy, việc dung nước xương hầm nấu cháo cho con hàng ngày còn gây ra cho con hiện tượng khó tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.

Gợi ý dành cho chị em khi nấu cháo cho con ăn đó là: giữ lại cả phần nước lẫn phần cái. Phần thịt sẽ được bằm nhỏ để cho bé ăn kèm. Chị em cũng nên áp dụng cách này với việc hầm hoặc luộc các loại rau củ.

Kiêng dầu ăn

Thực Phẩm Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa Của Trẻ -4
Dầu ăn cung cấp một lượng chất béo và các dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, vì sợ rằng con bị đau bụng nên nhiều chị em đã “khước từ” nguồn chất béo này. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi dầu ăn sẽ giúp cho con yêu hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng khác trong thức ăn hàng ngày.

Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Nên nhớ là phải cho dầu ăn khi cháo sắp chín. Không nên cho vào khi đang nấu bởi sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết đối với trẻ.

Nêm nếm với nhiều loại gia vị

Vị giác của trẻ hoàn toàn khác với vị giác của người lớn. Trẻ ăn nhạt hơn. Do đó, mẹ không nên dùng quá nhiều gia vị trong khi nấu cháo. Điều này sẽ khiến trẻ bị đau bụng và ảnh hưởng đến sự ngon miệng của trẻ.

- Việc bé hay đau ốm là điều không bố mẹ nào mong muốn, tuy nhiên ông bố, bà mẹ nào cũng nên tranh bị  kiến thức chăm sóc trẻ em nhằm chăm sóc trẻ tốt nhất.

Nguồn: Sức Khỏe Đời Sống

Các tin khác